Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Tìm Hiểu Phật Pháp

Tìm Hiểu về
Tạng Vi Diệu Pháp
(Abhidhamma Pitaka)
Chơn Minh sưu tập

Vi diệu pháp gồm 7 Bộ

1. Bộ Pháp Tụ ( Phân loại)
    - Dhammasangani
      (Classification of Dhamma)
2. Bộ Phân Tích (Phân Biệt)
    - Vibhanga
       (Divisions )
3. Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết)
    - Dhatukatha
      (Discourse on Elements).
4. Bộ Nhân Chế Định
   (Nhân Thi Thuyết)
    - Puggala Pannatti
   (The Book on Individuals).
5. Bộ Ngữ Tông (Biện Giải)
    - Kathavatthu
   (Points of Controversy).
6. Bộ Song Đối (Song Luận)
   - Yamaka
   (The Book of Pairs).
7. Bộ Vị Trí (Phát Thú)
   - Patthana
   (The Book of Causal Relations).

DẪN NHẬP

I. Nguồn gốc Vi Diệu Pháp :
Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.
Theo một vài học giả thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Theo Ðại Ðức Nārada "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy.
Dầu tác giả là ai, nhưng chắc chắn Tạng Diệu Pháp là một công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài có thể so sánh với một vị Phật.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Trung Tâm Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật -Đà Nẵng

VÌ NHỮNG MẢNH ĐỜI  BẤT HẠNH
Bài viết và ảnh Chơn Minh
Tuôn chảy dòng tâm từ cùng thiện nguyện hoằng dương chánh pháp và phục vụ chúng sanh, người tu nữ Xứ Quảng hôm nào của phong trào xuất gia gieo duyên mùa Hè 2009 tại Thiền viện Phước Sơn Đồng Nai , nay là Luật gia Ngô thị Ngọc Liên tức (Quỳnh Loan), trở thành Giám Đốc TT/CTTETT-Đà Nẵng , đã tập hợp các bạn cùng chí hướng, được sự trợ giúp về tâm linh của ĐĐ Thiện Minh, (nguyên Bsĩ Ngô Thành Thanh) ( đang bảo vệ Luận án Tiến Sĩ Phật Học tại Srilanka ) với cương vị là Giám Đốc danh dự đứng ra sáng lập Trung Tâm Cứu Trợ trẻ tàn tật –Đà Nẵng trực thuộc Hội CT/TETT Trung Ương .