Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Tìm Hiểu Phật Pháp

Tìm Hiểu về
Tạng Vi Diệu Pháp
(Abhidhamma Pitaka)
Chơn Minh sưu tập

Vi diệu pháp gồm 7 Bộ

1. Bộ Pháp Tụ ( Phân loại)
    - Dhammasangani
      (Classification of Dhamma)
2. Bộ Phân Tích (Phân Biệt)
    - Vibhanga
       (Divisions )
3. Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết)
    - Dhatukatha
      (Discourse on Elements).
4. Bộ Nhân Chế Định
   (Nhân Thi Thuyết)
    - Puggala Pannatti
   (The Book on Individuals).
5. Bộ Ngữ Tông (Biện Giải)
    - Kathavatthu
   (Points of Controversy).
6. Bộ Song Đối (Song Luận)
   - Yamaka
   (The Book of Pairs).
7. Bộ Vị Trí (Phát Thú)
   - Patthana
   (The Book of Causal Relations).

DẪN NHẬP

I. Nguồn gốc Vi Diệu Pháp :
Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.
Theo một vài học giả thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Theo Ðại Ðức Nārada "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy.
Dầu tác giả là ai, nhưng chắc chắn Tạng Diệu Pháp là một công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài có thể so sánh với một vị Phật.

Chúng ta chỉ cần sáng suốt nhận định về những điều mà Tạng Vi Diệu Pháp đề cập đến. Bởi người nào thấu rõ được chân lý thì người đó mới nói lên được sự thật.

II. Vi Diệu Pháp là gì?
Phạn ngữ Abhidhamma có nghĩa là những giáo lý cao siêu, vi diệu. Tiếp đầu ngữ Abhi dùng để diễn đạt sự tinh tế, thù thắng, sâu xa. Danh từ Dhamma dịch là Pháp, ở đây nó có nghĩa là lời dạy của Ðức Phật, hay giáo lý.
Vậy Vi Diệu Pháp là những giáo lý tinh hoa của Ðức Phật, giáo lý này có tính chất đặc thù hơn Kinh tạng và Luật tạng.
theo Pháp Tục Ðế; thì tạng Abhidhamma trình bày những pháp bản thể chơn tướng hay pháp Chơn Ðế (Paramattha). Tạng Abhidhamma chú trọng về 4 pháp .Bốn pháp vô ngại giải ấy là:
1) Pháp vô ngại giải (Dhammapatisambhidā): là sự diễn đạt thông suốt các pháp, vì ở tạng Vi Diệu Pháp các pháp được gom lại thành một giềng mối và phân tích rõ ràng.
2) Nghĩa vô ngại giải (Atthapatisambhidā): là các ý nghĩa được trình bày, giải thích một các rộng rải, không sai lầm.
3) Từ vô ngại giải (Niruttipatisambhidā): là sự dùng từ để diễn đạt pháp rất thông suốt, không lẩn lộn. Các từ ngữ được dùng một cách rất chính xác, đâu ra đấy.
4) Biện vô ngại giải (Paiibhānapatisambhidā): là sự thông suốt, lưu loát trong sự biện bác. Trong tạng Diệu Pháp, pháp lý được trình bày đầy đủ, nghĩa lý được giải thích rõ ràng, ngôn từ dùng đúng chỗ không lẩn lộn.
Với những lý do trên, nên tạng này được gọi là Vi Diệu. Ngoài ra, chữ Abhidhamma còn được các dịch giả Trung Hoa dịch là :
Vô tỷ pháp   : là pháp cao siêu, không có pháp nào so sánh bằng.
Thắng pháp  : là pháp thù thắng hơn Kinh tạng và Luật tạng.
Ðại pháp      : là pháp cao sâu,nghĩa rộng hơn các pháp trong Kinh và Luật tạng.
Ðối pháp      : là đối tượng của trí tuệ cao siêu, sáng suốt.
Hướng pháp: là pháp hướng đến sự giải thoát, giác ngộ, liểu tri các pháp.

III. Yếu lược nội dung Vi Diệu Pháp :
Theo bà Rhys David, thì Vi Diệu Pháp nói những gì trong ta, ngoài ta và chung quanh ta".
Cái gì trong ta? - Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hay (Ngũ Uẩn) - những thành phần hợp lại thành một con người, một chúng sanh. Vi Diệu Pháp trình bày con người về cả hai phương diện Tâm lý và Vật lý.
Cái gì ngoài ta và cái gì chung quanh ta? - Ngoài việc trình bày cho thấy bản thể, chơn tướng của chúng ta, Vi Diệu Pháp còn chỉ cho ta thấy những gì thuộc về ngoại thân, những hiện tượng sanh diệt của những gì thuộc về thế giới bên ngoài của chúng ta và sự thoát ly thế gian (Niết Bàn).
Vi Diệu Pháp trình bày những chơn tướng, thực thể của cái gì thuộc về nội thân và những gì thuộc về ngoại thân. Vi Diệu Pháp đã mô tả về trạng thái, nhân sinh, sở hành, ..., của từng pháp một cách rất chi tiết.
Hòa thượng Tịnh Sự - một học giả chuyên môn về Abhidhamma - đã nói: "Vi Diệu Pháp trình bày về sự vô thường, khổ não, vô ngã và cái gì vượt ngoài ba tướng trạng ấy".
Ở tạng Diệu Pháp, bốn vấn đề trọng yếu được trình bày là :
1. Tâm (thành phần tri giác của chúng sanh).
2. Sở hữu tâm (thành phần phụ thuộc của tâm).
3. Sắc pháp (thành phần vật chất) .
4. Niết Bàn (sự vắng lặng các pháp hành).
Khi bàn về Tâm cũng như Sở hữu tâm,
Vi Diệu Pháp đã cho ta thấy những Duyên (Paccayo) là yếu tố tạo thành sự hiện hữu và tiến trình hoại diệt của Tâm ở từng sát na trong Lộ trình tâm (Cittavithā). Khi nói về Sắc pháp: Vi Diệu Pháp đã trình bày về thể trạng của Sắc pháp, những duyên trợ tạo,gìn giữ và sanh diệt của từng sát na sắc pháp trong Lộ sắc.
Khi đã trình bày về các pháp hữu vi (pháp do duyên trợ tạo)
Vi Diệu Pháp còn trình bày về Niết Bàn (một trạng thái vô vi), không bị chi phối bởi vô thường, khổ não, vô ngã. Ðể kết luận, ta có thể nói, nội dung của Vi Diệu Pháp là dạy cho chúng ta rõ về con người, thế gian và xuất thế gian (Niết Bàn).

IV.Mục đích của việc học Vi Diệu Pháp.
Đức Phật đã dạy về bản chất giả tạm của thế gian là vô thường, khổ não và con đường vượt khỏi những điều ấy là con đường siêu thế gian. Vì vậy, khi đánh thức vô minh của chúng sanh, Phật đã dùng nhiều phương tiện, trình bày về bản chất ấy để chúng sanh có thể ý thức được bản chất thật của thế gian
Trong tinh thần đó, Vi Diệu Pháp nói lên lẽ thật, chơn tướng bản thể của các pháp để chúng ta có được ý niệm đứng đắn về thế gian (dẹp bỏ những thành kiến sai lầm).
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con người và thế gian.
Trên con đường tu tập, người Phật tử cần làm hai việc:
Học pháp và Hành pháp.
A. Học pháp là tìm hiểu, thu lượm cho mình một kiến thức đúng, lợi ích cho việc tu tập.
B. Hành pháp là đem những điều học được áp dụng cho đời sống hàng ngày. Đối với những người hành thiền quán, Vi Diệu Pháp lại là một môn học thiết yếu nhất, nó cho chúng ta một sự hiểu biết rõ ràng về Danh Sắc, phân tích, giải thích rõ ràng các pháp hữu vi, nhờ đó, khi thực hành thiền quán, minh sát, chúng ta sẽ nhận định rõ ràng và chính xác về các đề mục (Thân, Thọ, Tâm, Pháp).
C. Vi Diệu Pháp sẽ đáp ứng cho cả hai việc làm đó.Nó giúp cho ta một kiến thức cơ bản, không bị lầm lẩn khi nghiên cứu Phật pháp, bằng những cách diễn đạt Pháp vô ngại giải, Từ vô ngại giải và Biện vô ngại giải. Nhờ đó ta có thể lảnh hội dể dàng những ý nghĩa trong những lời dạy của Ðức Phật.
D. Phân tích và so sánh

Phân Tích So sánh
A.Tạng Kinh: sâu xa về nghĩa lý (Suttana Attha Gambhiro).
(là phần hoa,cành,lá của cây)
B.Tạng Luật: sâu xa về việc làm (Vinaya Kicca Gambhiro).
là gốc rể của cây
C.Tạng Diệu pháp: (tạng Luận), sâu xa về bản thể của các pháp (Abhidhamma Sabhāva Gambhiro).là lõi cây, vì nó là phần tinh túy, tinh hoa của giáo lý. A. Tạng Kinh gọi người đến: vì tạng Kinh rất hấp dẫn, thu hút.
B. Tạng Luật trói người lại : vì tạng Luật ghép đời sống vào khuôn khổ, qui củ.
C. Tạng Diệu Pháp giết người chết: vì bài trừ tất cả mọi kiến thức sai lầm, nhất là ngã chấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét