Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Tìm Hiểu Phật Pháp

Tìm Hiểu về
Tạng Vi Diệu Pháp
(Abhidhamma Pitaka)
Chơn Minh sưu tập

Vi diệu pháp gồm 7 Bộ

1. Bộ Pháp Tụ ( Phân loại)
    - Dhammasangani
      (Classification of Dhamma)
2. Bộ Phân Tích (Phân Biệt)
    - Vibhanga
       (Divisions )
3. Bộ Chất Ngữ (Giới Thuyết)
    - Dhatukatha
      (Discourse on Elements).
4. Bộ Nhân Chế Định
   (Nhân Thi Thuyết)
    - Puggala Pannatti
   (The Book on Individuals).
5. Bộ Ngữ Tông (Biện Giải)
    - Kathavatthu
   (Points of Controversy).
6. Bộ Song Đối (Song Luận)
   - Yamaka
   (The Book of Pairs).
7. Bộ Vị Trí (Phát Thú)
   - Patthana
   (The Book of Causal Relations).

DẪN NHẬP

I. Nguồn gốc Vi Diệu Pháp :
Theo lịch sữ Phật Giáo thì Vi Diệu Pháp được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi với mục đích là độ thân mẫu của Ngài.
Theo một vài học giả thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Theo Ðại Ðức Nārada "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy.
Dầu tác giả là ai, nhưng chắc chắn Tạng Diệu Pháp là một công trình sáng tác của một bộ óc kỳ tài có thể so sánh với một vị Phật.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Trung Tâm Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật -Đà Nẵng

VÌ NHỮNG MẢNH ĐỜI  BẤT HẠNH
Bài viết và ảnh Chơn Minh
Tuôn chảy dòng tâm từ cùng thiện nguyện hoằng dương chánh pháp và phục vụ chúng sanh, người tu nữ Xứ Quảng hôm nào của phong trào xuất gia gieo duyên mùa Hè 2009 tại Thiền viện Phước Sơn Đồng Nai , nay là Luật gia Ngô thị Ngọc Liên tức (Quỳnh Loan), trở thành Giám Đốc TT/CTTETT-Đà Nẵng , đã tập hợp các bạn cùng chí hướng, được sự trợ giúp về tâm linh của ĐĐ Thiện Minh, (nguyên Bsĩ Ngô Thành Thanh) ( đang bảo vệ Luận án Tiến Sĩ Phật Học tại Srilanka ) với cương vị là Giám Đốc danh dự đứng ra sáng lập Trung Tâm Cứu Trợ trẻ tàn tật –Đà Nẵng trực thuộc Hội CT/TETT Trung Ương .

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010

Gia Đình Ông Bà Ngô Khanh

Đầu xuân chiêm Bái Xá Lợi-Quảng Nam
PV.Chơn Minh


Từ Đà Nẵng ngược quốc lộ 1A trở về Quảng Nam, vùng đất nổi tiếng của cây quế Kỳ Nam, nơi khí hậu hanh khô, nóng bởi các cơn gió Lào từ dãy Trường Sơn thổi thốc về. Tiết trời đã vào xuân nhưng cho ta cảm giác đây là mùa hè dù hôm nay đã là 28 Tết. Quang cảnh hai bên quốc lộ nhà cửa san sát đang ráo riết chuẩn bị đón Tết Canh Dần 2010. Người người đón tết ,nhà nhà đón Tết còn tôi lại balô lên vai rời Saigon, xa nhà và đến tận đây để được tận mắt thấy tai nghe về một gia đình của phật tử Quỳnh Loan, một cận sự nữ nhiệt thành với PGNT , thăm gia đình ông bà Ngô Khanh là thân phụ của cô và anh cô là Sư Thiện Minh người đang tu ở Srilanka,(giờ tôi mới biết ).
Đây là một gia đình đang tôn thờ đủ các loại gồm Xá Lợi của Đức Phật và xá lợi các đệ tử của ngài trong một bảo tháp nếu nói không ngoa là độc nhất vô nhị tại miền Trung khi so với các chùa ở trong Nam quả là nơi có nhiều phước báu .



Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Tháp Thờ Xá Lợi ở Quảng Nam


THÁP THỜ CÁC LOẠI XÁ LỢI Ở QUẢNG NAM
Hình ảnh : CHƠN MINH



Tháp Thờ Xá Lợi Đức Phật




Các Loại xá lợi của Đức Phật

Các Xá lợi của Đệ Tử Đức Phật


Xá Lợi Ananda và Các vị Alahán


Tượng Đức Phật Dát Vàng




Xá Lợi Răng
                                                                                        





Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Phong trào Xuất Gia Gieo Duyên

Thấy và Biết qua việc
Xuất gia gieo duyên tập thể tại
Thiền
Viện Phước Sơn .


Người viết và hình ảnh : CHƠN MINH

Từ tinh thần trong tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh PGTG lần thứ V ngày (5-11-2008) tổ chức tại Tp Kobe Nhật Bản “ Giá trị chân lý trong các truyền thống PG là nền tảng tâm linh cần thiết cho con người và việc khích lệ hành trì tâm linh được xem như con đường chuyển hóa nỗi khổ , niềm đau để xây dựng một Niết bàn tại thế “ thì tại Thiền viện Phước sơn –tỉnh Đồng Nai , Thượng Tọa trụ trì sau nhiều suy nghĩ trăn trở về tiền đồ và sự nghiệp của PGNT đã biến những giá trị chân lý trong tuyên bố chung thành hiện thực bằng một buổi lễ kết tập xuất gia gieo duyên tập thể kỷ lục chưa từng có trong quá trình PGNT du nhập và phát triển tại Việt Nam nói chung và tại Thiền Viện Phước Sơn nói riêng từ ngày thành lập năm 1970 đến nay .
Truyền thống xuất gia gieo duyên là nét đặc thù của PGNT mà hoạt động này dần trở nên phù hợp với xu thế của một xã hội công nghiệp hóa và hiện đại hóa ờ nước ta , khi mà mọi người , những chủ thể của một xã hội năng động bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy của phát triển , của chủ nghĩa tiêu thụ trong một nền kinh tế thị trường thời mở cửa và của các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ đời sống vật chất khiến cho mọi người quên hẳn vai trò thật của mình .
Các giá trị tâm linh chỉ còn một chỗ đứng khiêm nhường trong bản thân họ và ít nhiều mang tính thương mại hóa như cuộc trao đổi với thần linh để đươc hưởng thành quả tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Thế nên mọi người dù giầu hay nghèo , dù thành công hay thất bại trong cuộc sống của chính bản thân đều vật vã , trăn trở trong đau khổ chỉ vì do vô minh dẫn dắt mà chìm ngập trong tham ái và sân hận..
Cái vòng luẩn quân này cứ đeo bám chúng sanh từ lúc ý thức được cuộc sống quanh mình đến khi nhắm mắt lìa đời.

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Cận sự nữ thời nay

Chân dung một cận sự nữ PGNT hết lòng vì phật pháp



Người viết kèm hình ảnh : Chơn Minh

Đến Thiền viện Phước Sơn vào một chiều hè tháng 7 khi trời đã ngả hoàng hôn, tôi bắt gặp bóng dáng chị Loan xuất hiện dưới những tán lá cây, nơi vạt nắng còn loang trên nương mì xanh um, cạnh con dốc trải dài về phía chánh điện . Đó đây từng tốp phật tử nam có nữ có , lớn nhỏ đang trò chuyện râm ran hay trầm ngâm suy nghĩ , kiểu như mình đang sắp sửa trải qua một bước ngoặt trong cuộc sống khi toàn bộ mái tóc đen nhánh , bao năm uốn lượn chắt chiu của mình đã được các nhà sư phủi sạch để chuẩn bị cho buổi xuất gia giao duyên sáng sớm mai ngày rằm tháng 5.
Gặp tôi trên triền dốc của ngọn đồi, chị nở một nụ cười đôn hậu trên khuôn mặt bầu bĩnh nhưng không kém phần nghiêm nghị và quyết đoán .Trong bộ quần và áo choàng trắng thanh tao dành cho tu nữ, chị ôn tồn tự giới thiệu mình với chất giọng xứ Quảng êm nhẹ nhưng hơi có chút tất bật biểu lộ cho thấy chị đang bận bịu với công việc tổ chức cho buổi lễ ngày mai và việc ăn ở cho cả hơn trăm người . Với tư cách trưởng đoàn phật tử xuất gia gieo duyên chị cho tôi biết khá chi tiết về buổi lễ sáng mai tại Thiền viện Phước Sơn.Từng ấy khối lượng công việc do một mình chị và một số thân hữu đảm đương với một niềm tin chí thành về phật pháp vì Đức Phật có dạy “Không có lời nguyện chân thật nào mà không thành tựu là điều không thể có “ ( Sanda Vaso kein nama kammam ) quả là đáng khâm phục .

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Hồi Ký vị Đạo Sĩ

BƯỚC NGOẶT
SÁNG SUỐT
Phỏng theo  Hồi Ký Bước chân người Đạo Sĩ..
của ( ĐĐ Thiện Minh ).
nguyên Bác sĩ  YK Ngô Thành Thanh
Bài &Ảnh Chơn Minh
Nhân một chuyến du khảo thực tế để tìm hiểu phong trào XGGD của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng , và đồng thời muốn tìm hiểu thêm thông tin về Sư Thiện Minh, một trí thức trẻ đã để lại sau lưng công danh sự nghiệp mà bản thân đã dày công đạt được để rồi bước vào con đường tu học theo bước chân đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2010

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY trước ngưỡng cửa Thiên Niên Kỷ

VAI TRÒ CỦA PGNT THỜI HỘI NHẬP
Chơn Minh
PV Báo Tập Văn, Giác Ngộ

I. Đặt vấn đề :

1. Riêng tại Việt Nam chúng ta, một đất nước chấp nhận đa tôn giáo đang tồn tại và phát triển và chỉ
đối với Phật giáo cũng có rất nhiều hệ phái được thiết lập ra bởi các vị chơn tu từ cuối thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19 .

2. Thời mở cửa và việc hội nhập vào WTO, ngày càng có nhiều vị sư du học tại Ấn Độ, Miến Điện
hay Thái Lan nếu không nhầm chắc chắn bản thân các vị đó vẫn thấy mình lạc lõng trong lòng hệ phái PGNT rồi thời gian sau các vị sư vẫn là những cánh chim bay về tổ ấm .

3. Một hình ảnh thực tế cho thấy
phật tử đến chùa lác đác , có đông chăng chỉ là vào những dịp lễ dâng y hay bát hội chứ ngày thường thì không nhiều , nên không khí sinh hoạt tôn giáo chưa viên mãn lắm .